Trần thạch cao là gì? 8 Ưu điểm bạn nên biết của trần thạch cao

Hiện nay, để làm không gian sống trở nên sang trọng, đẳng cấp hơn thì rất nhiều gia chủ đã lựa chọn trần thạch cao cho thiết kế căn nhà của mình. Vậy trần thạch cao là gì? Nó có những xu hướng thiết kế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của An Tâm để tìm ra câu trả lời cho mình nhé! Mời các bạn theo dõi!

Trần thạch cao là gì?

Nói đến trần thạch cao chắc chắn nguyên vật liệu chính của nó không thể thiếu thạch cao rồi đúng không nào? Đây là một loại vật liệu được sử dụng để làm trần nhà. Nó vừa đảm bảo được công năng sử dụng, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho căn nhà/

Kết cấu của loại trần này bao gồm khung xương và tấm thạch cao, sơn bả và một số vật tư phụ khác để tạo nên một kết cấu vững chắc. Nó có thể thay thế cho những loại trần khác như trần đúc, xi măng,…

Trần thạch cao là gì?

Tại sao nên thuê thiết kế trần thạch cao?

Thông thường, không phải ai cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Bởi bạn bạn sẽ không thể chắc chắn mình sẽ làm tốt, sẽ không phá hủy cả công trình. Vậy nên để chắc chắn không xảy ra bất kỳ sai sót gì, việc thuê thiết kế là lẽ đương nhiên. Khi bạn thuê thiết kế nội thất có thể kèm thêm cả dịch vụ thiết kế, điều đó sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bạn đấy nhé!

Có những xu hướng thiết kế trần thạch cao nào?

Hiện nay trong các công trình nhà ở được thiết kế với rất nhiều loại trần nhà khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là trần thạch cao. Các loại trần này được ưa chuộng bởi nó đa dạng trong xu hướng thiết kế. Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau, cùng An Tâm tìm hiểu chi tiết hơn trong phần dưới đây nhé!

Trần thạch cao chìm

Đây là loại trần được thiết kế với hệ chìm khiến bạn khó có thể nhìn thấy khung xương. Với mẫu thiết kế này, căn nhà trở nên sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều. Đặc biệt là với kiểu thiết kế này bạn sẽ khó lòng nhận ra đây là trần thạch cao hay trần bê tông thường thấy.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi hay còn được biết đến là trần cao thả. Nó được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Với ưu điểm vượt trội là có khả năng che đi những khuyết điểm của công trình đã khiến rất nhà gia chủ lựa chọn cho căn nhà của mình.

Trần thạch cao nổi

Loại trần này được cấu tạo bởi những tấm thạch cao phủ nhựa trắng. Nó có những kích thước như 60x60cm, 60x120cm,… Kiểu trần nổi này khá phù hợp với những công trình như chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị,…

Trần thạch cao giật cấp

Trần nhà giật cấp là một hệ thống trần được thi công giật theo từng cấp. Từ đó tạo thành một khối hình học thẩm mỹTrần thạch cao giật cấp

Loại trần này thường được sử dụng trong những không gian sang trọng như nhà ở, nhà hàng, khách sạn,… Tùy vào sở thích của gia chủ cũng như lối thiết kế của căn nhà mà người ta sử dụng trần giật cấp từ 2 – 3 cấp. Đây là loại trần được rất nhiều gia chủ yêu thích bởi nó mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng được xem là một phong cách kiến trúc khá đơn giản nhưng lại mang đến một vẻ đẹp sang trọng, hoàn mỹ. Tạo một cảm giác rộng rãi, thoải mái cho không gian sống của gia đình. Loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và tấm kết hợp hoàn hảo cùng những đường nét đơn giản. Không có những chi tiết hoa văn cầu kỳ như trong phong cách thiết kế tân cổ điển. Mang đến một vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng không kém phần hiện đại của căn nhà.

Trần thạch cao phẳng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Panel PU cách nhiệt: Giải pháp toàn diện cho mọi công trình

Những ưu và nhược điểm của tấm panel EPS.

Tấm Panel Cách Nhiệt Giá Bao Nhiêu? Đánh Giá Các Lựa Chọn Phù Hợp Nhất